Đang truy cập : 0
Hôm nay : 5935
Tháng hiện tại : 267970
Tổng lượt truy cập : 42494369
2. Công bằng là chìa khoá
HS hoàn toàn có thể phân biệt điều gì là công bằng và điều gì thì không. Vì thế, GV phải đối xử bình đẳng đối với tất cả HS nếu mong được HS tôn trọng. Nếu GV không đối xử với tất cả HS một cách công bằng, những HS bị đối xử không công bằng sẽ không thích thú làm theo những quy tắc trong lớp học. Hãy chắc chắn rằng ngay cả HS xuất sắc nhất trong lớp cũng có khả năng phạm lỗi, và học trò đó cũng đáng bị phạt về lỗi của mình.
3. Giải quyết những rắc rối với càng ít sự gián đoạn càng tốt
Nếu có một vài HS đang nói chuyện riêng và bạn đang đưa ra câu hỏi trong phần giới thiệu bài mới, gọi một trong các HS đó đứng dậy trả lời câu hỏi của bạn để thu hút HS quay trở lại bài học. Nếu bạn phải dừng mạch bài học để giải quyết rắc rối thì bạn đang "đánh cắp" thời gian quý báu học tại lớp của những HS hiếu học.
4. Tránh các vụ gây lộn trong lớp học
Bất cứ khi nào có đánh nhau, cãi vã giận dữ trong lớp học thì sẽ có một người thắng và một người thua. Dĩ nhiên với vai trò là một GV, bạn cần phải giữ trật tự và quy tắc trong lớp học. Tuy nhiên, nên giải quyết những vấn đề vi phạm kỉ luật mang tính cá nhân riêng tư (bên ngoài lớp học) tốt hơn là làm HS "mất mặt" trước bạn bè. Cũng không phải là ý kiến hay nếu bêu riếu, trách móc, phê phán, HS đó như một ví dụ điển hình về vi phạm nội quy lớp học. Mặc dù HS khác sẽ thắng nhưng có thể bạn sẽ đánh mất cơ hội thực sự dạy HS kia bất cứ điều gì nữa.
5. Ngừng sự phá rối với một chút hài hước
Đôi khi những tiếng cười lại giúp "kéo" mạch lớp học trở lại như cũ. Tuy nhiên, nhiều GV nhầm lẫn giữa những câu hỏi hài hước với lời châm chọc. Trong khi sự hóm hỉnh có thể nhanh chóng "hoá giải" tình huống sư phạm thì lời mỉa mai có thể làm tổn thường mối quan hệ của bạn với học trò tham gia vào. Hãy dùng việc đánh giá tối ưu nhất nhưng hãy nhận ra rằng có những điều học trò này nghĩ là trò vui, học trò kia lại nhận thấy bị xúc phạm.
6. Giữ niềm tin tưởng lớn trong lớp
Hãy tin tưởng rằng HS là những trẻ ngoan ngoãn, chứ không phải là quậy phá. Tăng cường điều đó thông qua cách bạn nói với học trò. Khi bạn bắt đầu một ngày học mới, bạn hãy nói những mong muốn của bạn với học trò. Ví dụ, bạn có thể nói "Sau khi thảo luận nhóm, cô (thầy) muốn các con giơ tay và được gọi lên trước khi bắt đầu phát biểu ý kiến. Cô cũng hi vọng các con sẽ tôn trọng ý kiến của bạn mình và lắng nghe những gì bạn các con nói".
7. Kế hoạch dự trù
Giáo viên nên tránh thời gian "chết" trong giờ học. Nếu trong thời gian rảnh rỗi đó, bạn cho phép học sinh nói và nói mỗi ngày, tự bạn tạo cho các em một thói quen xấu - nói chuyện. Để tránh điều này, hãy lên kế hoạch dự trù, đưa thêm các hoạt động vào phần cuối của giáo án. Khi bạn có nhiều hoạt động đa dạng, phong phú, bạn sẽ khai thác sâu thêm nội dung bài học và tránh được thời gian nhàn rỗi trong tiết học.
8. Luôn luôn nhất quán
Một trong những điều tệ nhất mà người giáo viên mắc phải là không nhất quán trong việc thực thi nội quy lớp học. Nếu một ngày bạn "lơ" đi một trò quậy phá trong lớp, một thái độ học tập thiếu nghiêm túc, và ngày hôm sau bạn chì chiết một HS vì một lỗi nhỏ, HS của bạn sẽ nhanh chóng mất đi sự kính trọng đối với bạn. Học trò có quyền mong bạn đối xử nhất quán hàng ngày. Tính khí thất thường không được có trong lớp học. Một khi bạn đánh mất sự kính trọng của HS, bạn sẽ đánh mất luôn sự chăm chú vào bài giảng.
9. Hãy đặt ra các nội quy có thể hiểu được
Bạn cần chọn ra nguyên tắc của bạn. Bạn cũng cần làm cho các nguyên tắc thật rõ ràng. HS cần hiểu cái gì được và cái gì không được chấp nhận. Hơn nữa, bạn nên lường trước hậu quả nếu bạn phá bỏ nguyên tắc.
10. Bắt đầu mỗi ngày học sảng khoái
Mẹo này không có nghĩa là bạn không đếm, hay đếm sai tất cả các lỗi vi phạm trước đó, ví dụ, nếu HS có ba sự hối hận muộn mặn thì hôm nay nghĩa là các em có bốn. Điều đó có nghĩa rằng bạn nên bắt đầu buổi dạy mỗi ngày với sự tin tưởng HS sẽ ngoan. Không nên có định kiến rằng HS này luôn quậy phá giờ học hàng ngày trong tuần, thì hôm nay em lại sẽ nghịch ngợm. Do đó, bạn sẽ không đối xử với HS ấy một cách khác biệt làm em đó gây mất trật tự thêm.
Nguồn: theo hoangdieust.net
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Website:thptlichhoithuong.edu.vn - Email:thptlichhoithuong@soctrang.edu.vn