Muốn
làm
được
việc,
thì
phải
được
dân
tin
dân
phục
dân
yêu.
Muốn
được
dân
tin
dân
phục
dân
yêu,
cán
bộ
phải
tự
mình
làm
đúng
đời
sống
mới.
Nghĩa
là
phải
siêng
năng,
tiết
kiệm,
trong
sạch,
chính
đáng.
Nếu
không
thực
hành
bốn
điều
đó
mà
muốn
được
lòng
dân,
thì
cũng
như
bắc
dây
leo
trời”.
Cần:
Tức
là
siêng
năng,
chăm
chỉ,
cố
gắng
dẻo
dai.
Dao
siêng
mài
thì
sắc
bén.
Ruộng
siêng
làm
cỏ
thì
lúa
tốt.
Người
siêng
học
tập
thì
mau
tiến.
Siêng
nghĩ
ngợi
thì
hay
có
sáng
kiến.
Siêng
hoạt
động
thì
có
sức
khỏe.
Người
siêng
năng
thì
mau
tiến
bộ.
Cả
nhà
siêng
năng
thì
chắc
ấm
no.
Cả
làng
siêng
năng
thì
làng
phồn
thịnh.
Cả
nước
siêng
năng
thì
nước
giàu
mạnh.
Muốn
cho
chữ
cần
có
nhiều
kết
quả
hơn,
thì
phải
có
kế
hoạch
cho
mọi
công
việc.
Cây
gỗ
bất
kỳ
to
nhỏ
đều
có
gốc
và
ngọn.
Công
việc
bất
kỳ
to
nhỏ
đều
có
điều
nên
làm
trước,
nên
làm
sau.
Nếu
không
có
kế
hoạch,
điều
nên
làm
trước
mà
để
làm
sau,
điều
nên
làm
sau
mà
đưa
làm
trước,
như
thế
sẽ
hao
tổn
thời
giờ,
mất
công
nhiều
mà
kết
quả
ít.
Siêng
năng
và
kế
hoạch
phải
đi
đôi
với
nhau.
Kế
hoạch
lại
phải
đi
đôi
với
phân
công
để
nhằm
vào
hai
điểm:
công
việc
(làm
trước
sau)
và
nhân
tài
(năng
lực
ai
vào
việc
nấy).
Cần
và
chuyên
phải
đi
đôi
với
nhau.
Cần
là
phải
biết
cách
nuôi
dưỡng,
phân
bổ
cả
tinh
thần,
vật
chất
và
lực
lượng
của
mình
một
cách
hợp
lý
để
làm
việc
lâu
dài.
Đêm
30
Tết
năm
1957,
Bác
đến
thăm
ba
đồng
chí
cảnh
vệ
trực
Phủ
Chủ
tịch
và
dạy
anh
em
cách
pha
trà.
Lượt
nước
đầu
tiên
và
thứ
hai,
Bác
đều
rót
vào
một
chiếc
ca
to,
đậy
kín
lại.
Lượt
nước
thứ
ba,
Bác
rót
ra
4
chén
con
để
mọi
người
cùng
uống.
Tiếp
những
lượt
nước
sau,
Bác
chuyển
trà
từ
ca
vào
ấm
rồi
thêm
nước
sôi
vào,
nhờ
thế
nước
trà
vẫn
đậm
đà.
Cuối
buổi,
Bác
mới
nói:
“Nghe
nói
mấy
chú
đầu
tháng
“trung
nông”,
giữa
tháng
“bần
nông”,
cuối
tháng
“cố
nông”
như
thế
là
chi
tiêu
không
kế
hoạch.
Nếu
các
chú
chi
tiêu
theo
lối
pha
trà
của
Bác
thì
vừa
đủ
tiền
tiêu,
vừa
khỏi
phải
trả
nợ”.
Kiệm:
Là
tiết
kiệm,
không
xa
xỉ,
không
hoang
phí,
không
bừa
bãi.
Cần
với
kiệm
phải
đi
đôi
với
nhau
như
hai
chân
của
con
người.
Cần
mà
không
kiệm,
làm
chừng
nào,
xào
chừng
nấy
như
cái
thùng
không
đáy.
Kiệm
mà
không
cần
thì
không
tăng
thêm,
không
phát
triển
được.
Thời
giờ
cũng
phải
được
tiết
kiệm
như
của
cải.
Của
cải
hết
còn
có
thể
làm
thêm
nhưng
khi
thời
giờ
đã
qua
rồi,
không
bao
giờ
kéo
trở
lại
được.
Biết
tiết
kiệm
thời
giờ
của
mình,
lại
phải
tiết
kiệm
thời
giờ
của
người
khác.
Thánh
hiền
có
nói:
Một
tấc
bóng
là
một
thước
vàng.
Tiết
kiệm
không
phải
là
bủn
xỉn.
Khi
không
nên
tiêu
xài
thì
một
hạt
gạo,
một
đồng
xu
cũng
không
nên
tiêu.
Khi
có
việc
đáng
làm,
việc
ích
lợi
cho
đồng
bào,
cho
Tổ
quốc,
thì
dù
hao
bao
nhiêu
công,
tốn
bao
nhiêu
của,
cũng
vui
lòng.
Kết
quả
chữ
cần
kiệm
to
lớn
như
vậy
cho
nên
người
yêu
nước
thì
phải
thi
đua
thực
hành
cần
kiệm.
Tháng
4/1969,
Bộ
Chính
trị
họp
bàn
chuẩn
bị
tổ
chức
4
ngày
lễ
lớn
năm
sau.
Bác
đang
mệt
nặng
nên
vắng
mặt.
Sau
đó
trên
giường
bệnh,
nghe
báo
cáo
lại
cuộc
họp,
Người
nói:
“ Các
chú
nên
bàn
bạc
cho
kỹ.
Còn
ý
kiến
của
Bác,
Bác
chỉ
đồng
ý
3/4
nghị
quyết.
Bác
không
đồng
ý
đưa
19/5
làm
ngày
kỷ
niệm
lớn
năm
1970.
Hiện
nay
các
cháu
học
sinh
sắp
vào
năm
học
mới,
giấy
mực
tiền
bạc
dùng
tuyên
truyền
về
ngày
sinh
của
Bác
thì
các
chú
nên
dùng
để
in
sách
giáo
khoa
và
mua
dụng
cụ
học
tập
cho
các
cháu,
khỏi
lãng
phí”.
Liêm:
Là
trong
sạch,
không
tham
lam.
Liêm
có
nghĩa
rộng
hơn
là
trung
với
Tổ
quốc,
hiếu
với
nhân
dân.
Chữ
liêm
phải
đi
đôi
với
chữ
kiệm.
Có
kiệm
mới
liêm
được
vì
xa
xỉ
mà
sinh
tham
lam.
Tham
tiền,
tham
địa
vị,
tham
danh
tiếng,
tham
ăn
ngon,
sống
yên
đều
là
bất
liêm.
Để
thực
hiện
chữ
liêm,
cần
có
tuyên
truyền
và
kiểm
soát,
giáo
dục
và
pháp
luật,
từ
trên
xuống,
từ
dưới
lên.
Trước
nhất
là
cán
bộ
các
cơ
quan,
các
đoàn
thể,
cấp
cao
thì
quyền
to,
cấp
thấp
thì
quyền
nhỏ
mà
thiếu
lương
tâm
là
có
dịp
đục
khoét,
có
dịp
ăn
của
đút,
có
dịp
di
công
-
dinh
tư.
Vì
vậy
cán
bộ
phải
thực
hành
chữ
liêm
trước
để
làm
kiểu
mẫu
cho
dân.
Quan
tham
vì
dân
dại.
Nếu
dân
hiểu
biết
không
chịu
đút
lót
thì
quan
dù
không
liêm
cũng
phải
hóa
ra
liêm.
Vì
vậy
cần
phải
biết
quyền
hạn
của
mình,
phải
biết
kiểm
soát
cán
bộ,
để
giúp
cán
bộ
thực
hiện
chữ
liêm.
Pháp
luật
phải
thẳng
tay
trừng
trị
những
kẻ
bất
liêm,
bất
kỳ
kẻ
ấy
ở
địa
vị
nào,
làm
nghề
nghiệp
gì.
Cán
bộ
thi
đua
thực
hành
liêm
khiết
thì
sẽ
gây
nên
tinh
thần
liêm
khiết
trong
nhân
dân.
Thời
kỳ
chống
chiến
tranh
phá
hoại
Mỹ
năm
1965,
nhân
dân
Hà
Nội
phải
ăn
cơm
độn
mỳ
sợi,
ngô,
bột,
bo
bo.
Bác
yêu
cầu:
“Các
chú
thổi
cơm
độn
cho
Bác.
Nhân
dân,
cán
bộ
ta
ăn
độn
bao
nhiêu
phần
trăm,
cứ
độn
cho
Bác
từng
ấy,
giống
như
cán
bộ
với
dân”,
anh
em
cấp
dưỡng
thương
Bác
quá
bèn
thưa
rằng
quy
định
các
cụ
già
trên
70
tuổi
không
phải
ăn
độn,
nhưng
Bác
không
đồng
ý.
Anh
em
bèn
xay
nhỏ
ngô
trộn
vào
gọi
là
thì
Bác
vẫn
nhắc
lại
rõ
ràng:
“50%
cơ
mà!”.
Chính:
Tức
là
không
tà,
thẳng
thắn,
đứng
đắn.
Cần
-
kiệm
-
liêm
là
gốc
rễ
của
chính.
Nhưng
một
cây
có
gốc
rễ,
lại
cần
có
nhành,
lá,
hoa,
quả
mới
là
cây
hoàn
toàn.
Một
người
phải
cần
-
kiệm
-
liêm
nhưng
còn
phải
chính
mới
hoàn
toàn.
Trong
xã
hội,
tuy
có
trăm
công
nghìn
việc,
song
những
công
việc
ấy
có
thể
chia
làm
hai
thứ:
việc
chính
và
việc
tà.
Bất
kỳ
ở
tầng
lớp
nào,
giữ
địa
vị
nào,
làm
nghề
nghiệp
gì,
sự
hoạt
động
của
một
người
trong
xã
hội
đều
phải
xác
định
cái
đúng,
cái
tốt
trong
bản
thân
mình
đối
với
mọi
người
và
đối
với
công
việc.
Bản
thân
luôn
tự
kiểm
điểm,
tự
phê
bình
sửa
chữa
khuyết
điểm
và
hoan
nghênh
người
khác
phê
bình
mình.
Với
mọi
người
phải
chân
thành
khiêm
tốn,
thật
thà
đoàn
kết,
chớ
nịnh
trên,
xem
thường
dưới.
Trong
công
việc
phải
để
việc
công
lên
trên
việc
tư,
việc
nhà.
Bất
kỳ
việc
to,
việc
nhỏ
phải
có
sáng
kiến,
kế
hoạch,
cẩn
thận,
quyết
tâm
làm
cho
thành
công.
Việc
thiện
thì
dù
nhỏ
mấy
cũng
làm.
Việc
ác
thì
dù
nhỏ
mấy
cũng
tránh.
Mới
giữ
cương
vị
một
thời
gian
ngắn,
Chủ
tịch
Hồ
Chí
Minh
đã
đứng
ra
nhận
trách
nhiệm
trước
quốc
dân:
“Chính
phủ
do
tôi
đứng
đầu
chưa
làm
được
việc
gì
đáng
kể
cho
nhân
dân.
Có
thể
nói
rằng:
những
khuyết
điểm
đó
là
vì
thời
gian
còn
ngắn
ngủi,
vì
nước
ta
còn
mới,
hoặc
vì
lẽ
này,
lẽ
khác...
Nhưng
không,
tôi
phải
nói
thật:
những
sự
thành
công
là
nhờ
đồng
bào
cố
gắng.
Những
khuyết
điểm
là
lỗi
tại
tôi.
Người
đời
không
phải
thánh
thần,
không
ai
tránh
khỏi
khuyết
điểm.
Chúng
ta
không
sợ
có
khuyết
điểm,
nhưng
chỉ
sợ
không
biết
kiên
quyết
sửa
nó
đi”.
Trong
thư
riêng
gửi
ông
Vũ
Đình
Hòe,
Bác
viết:
“ Việc
ân
xá,
ân
sám
ở
Thái
Bình
như
thế
là
xong.
Ông
giám
đốc
N.V.H
tỏ
ra
tận
tâm
với
chức
vụ,
thì
Chính
phủ
nên
khen.
Nhưng
trong
việc
ở
Thái
Bình
vừa
rồi,
ông
ấy
làm
quá
đáng,
thì
chúng
ta
phải
phê
bình
giúp
ông
ấy
sửa
chữa
và
tiến
bộ.
Không
vì
công
mà
quên
tội.
Đó
là
cách
chí
công
vô
tư,
để
rèn
luyện
và
cất
nhắc
cán
bộ”.
Tại
buổi
họp
của
Hội
đồng
Chính
phủ
ngày
30/12/1967,
Bác
đã
thẳng
thắn
góp
ý: “Chính
phủ
ta
tuy
đã
cố
gắng
nhưng
phải
cố
gắng
nhiều
hơn
nữa.
Trong
khi
người
công
nhân,
người
nông
dân,
người
chiến
sĩ
hy
sinh
làm
tròn
nhiệm
vụ
của
mình,
còn
chúng
ta
những
người
làm
lãnh
đạo
có
khi
lại
làm
chưa
hết
nhiệm
vụ
của
mình.
Tôi
nói
như
vậy
có
đồng
chí
không
thích,
nhưng
tôi
nói
có
sách
mách
có
chứng
cả.
Chúng
ta
phải
gương
mẫu
trong
quản
lý
và
bảo
vệ
của
công.
Việc
đoàn
kết
nội
bộ
trong
các
Bộ,
các
ngành
chưa
được
tốt.
Lề
lối
làm
việc
của
chúng
ta
cũng
có
nhiều
điểm
chưa
tốt,
có
tình
trạng
là
nói
mà
không
nghĩ,
nghĩ
mà
không
quyết,
quyết
rồi
mà
không
làm...”.
Để
quyết
tâm
xây
dựng
đất
nước,
hướng
tới
một
tương
lai
tươi
sáng,
phồn
vinh
trong
thế
kỷ
mới,
mỗi
người
cần
phải
thấm
nhuần
lời
dạy
của
Hồ
Chủ
Tịch:
“Một
hột
gạo,
một
đồng
tiền
là
mồ
hôi,
nước
mắt
của
đồng
bào.
Vì
vậy,
ta
phải
ra
sức
tiết
kiệm.
Hoang
phí
là
một
tội
ác.
Có
tiết
kiệm,
không
hoang
phí
xa
xỉ
thì
mới
giữ
được
liêm
khiết,
trong
sạch.
Nếu
hoang
phí
xa
xỉ,
thì
ắt
phải
tìm
cách
xoay
tiền,
do
đó
mà
sinh
ra
hủ
bại,
nhũng
lạm,
giả
dối.
Thậm
chí
làm
chợ
đen
chợ
đỏ,
thụt
két,
buôn
lậu.
Có
cần
mới
kiệm.
Có
cần,
kiệm
mới
liêm.
Có
cần,
kiệm,
liêm
mới
chính”.
Đỗ
Hoàng
Linh
Nguồn: http://thethaovanhoa.vn